Truyền Cảm Hứng

Học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An khởi nghiệp từ nấm men

MCS - Không chỉ gắn bó trong việc học hành, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An đã dần chứng tỏ sự sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp bằng dự án "Scoobeedoo - Một số sản phẩm hữu cơ làm từ nấm men."

Dẫn đầu xu hướng sống xanh

Giáo viên và học sinh tham gia dự án tại Cuộc thi Khởi nghiệp HS-SV Tỉnh Lạng Sơn 2024.
Giáo viên và học sinh tham gia dự án tại Cuộc thi Khởi nghiệp HS-SV Tỉnh Lạng Sơn 2024.

Từ niềm đam mê sáng tạo và tinh thần ham học hỏi, nhóm học sinh đã quyết tâm mang đến những sản phẩm an toàn, góp phần lan tỏa xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường. Theo em Lê Đức Anh, trưởng nhóm, các sản phẩm được sáng tạo dựa trên nguyên liệu địa phương kết hợp với quy trình lên men hiện đại.

Chuyện kể về trà Kombucha

Trà Kombucha – sản phẩm nổi bật trong dự án – là kết quả của quá trình nghiên cứu sâu sát về nấm men Scoby. Nấm Scoby (“Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast”) đóng vai trò làm chất lên men tự nhiên, tạo hương vị độc đáo từ đặc sản như chè địa phương huyện Đình Lập hay quýt Bắc Sơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trà Kombucha khi được sử dụng khoa học sẽ hỗ trợ hệ tim mạch, tiêu hóa và cải thiện sức khỏe toàn diện.

Sản phẩm mở rộng thạch mứt và dung dịch tẩy tế bào chết

Một số sản phẩm hữu cơ từ nấm men của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An.
Một số sản phẩm hữu cơ từ nấm men của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An.

Nhóm học sinh còn đầu tư nghiên cứu tạo thêm nhiều dòng sản phẩm mới. Từ thạch Kombucha hương vị trái cây đến mứt Scoby, nhóm đã khai thác được mời khía cạnh tối ưu của nấm men.

Dung dịch tẩy tế bào chết do nhóm chế biến còn được đánh giá cao nhờ khả năng chống oxy hóa, dưỡng trắng da và thẩm thấu an toàn cho làn da nhạy cảm.

Nỗ lực tiếp cận thị trường

Nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, nhóm đã xây dựng hệ thống kênh online trên các nền tảng như Facebook, Zalo, Instagram và TikTok. Cùng với mức giá hợp lý, từ 18.000 đến 70.000 đồng, nhóm đã bán hơn 1.000 sản phẩm.

Cô Nguyễn Thu Thủy, giáo viên hướng dẫn, chia sẻ: “Với tâm huyết và khả năng sáng tạo, nhóm học sinh đã kết hợp tài tình cá nhân và tài nguyên địa phương để tạo ra những sản phẩm hướng đến sức khỏe và môi trường.”

Theo chia sẻ từ nhóm, trong tương lai, dự án sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và áp dụng công nghệ tự động hoá để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất.