Long An Kêu Gọi Chung Tay Ủng Hộ Đồng Bào Vùng Bão Lũ Miền Bắc: Hành Động Đầy Nhân Ái và Đoàn Kết
Cắm trại bên hồ Gia Ui có gì hot?
Thế nào là làm đẹp an toàn và hiệu quả?
Quảng Ninh đón trên 400 nghìn lượt khách, doanh thu hơn 1.000 tỷ
Mưa nhiều trong kỳ nghỉ lễ 2/9, Đà Lạt vẫn đón lượng lớn du khách
Tuyến metro số 1 sẽ chạy từ 5 giờ đến 22 giờ
Ưu tiên đào tạo và nghiên cứu về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây
Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể
Sẽ có quy định về hàng hoá “sản xuất tại Việt Nam”
Trong “Em ơi ví dầu”, ngay cả hình ảnh ca sĩ cũng là do AI tạo ra, xuất hiện dưới dạng một nhân vật đồ họa với những biểu cảm thô cứng, ánh mắt vô cảm, thậm chí theo một số khán giả đánh giá hình ảnh của “ca sĩ AI” nhìn khá đáng sợ.
Chưa kể, MV còn khá nhiều “sạn” cả về hình ảnh lẫn âm thanh, gây khó chịu cho người xem. Có lẽ vì thế, MV này đã thu về số lượt không thích (dislike) nhiều hơn rất nhiều lần lượt thích (like).
Liên quan đến việc sử dụng AI trong lĩnh vực giải trí, gần đây, một số nghệ sĩ quốc tế cũng đã cho ra mắt những clip ca nhạc với nội dung được dựng hoàn toàn nhờ những công cụ trí tuệ nhân tạo.
Có thể kể đến như MV “The Hardest Part” của ca sĩ người Mỹ Ernest Weatherly Green Jr. (nghệ danh là Washed Out) ra mắt hồi tháng 6 với điểm nhấn chính là toàn bộ đoạn video kéo dài 4 phút đều được tạo ra bởi Sora – một công cụ AI phát triển bởi OpenAI.
Nhìn từ thực tế những MV đã được sản xuất bởi AI thời gian qua cũng đặt ra không ít vấn đề về chất lượng nghệ thuật và mức độ “chạm” tới cảm xúc của người xem. Nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng AI có thể làm thiếu đi sự tinh tế và cảm xúc chân thực chỉ con người mới có thể mang lại.
Cách đây ít ngày, nghệ sĩ người Nhật Bản Arata Fukoe cũng đã cho ra mắt một đoạn video ca nhạc được thực hiện bằng AI. Được biết, giai điệu trong đoạn video này được sáng tác và phối bởi hai công cụ AI là ChatGPT và Suno. Ngoài ra, nội dung hình ảnh và video được thực hiện bởi các công cụ Midjourney, Stable Diffusion, DreamMachine, Runway…
Không thể phủ nhận sự nhanh nhạy cũng như những nỗ lực làm mới âm nhạc, tìm kiếm và sẵn sàng thử nghiệm với công nghệ của các nghệ sĩ nhưng thực tế, các MV này vẫn tồn tại khá nhiều lỗi và sự đón nhận của khán giả còn khá dè dặt.
Có thể thấy, ứng dụng AI để sản xuất các MV đang là một xu hướng mới, giúp nghệ sĩ tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực thực hiện, giảm bớt sự phụ thuộc vào các studio truyền thống. Mặt khác, AI cũng mở ra những khả năng sáng tạo mới, tạo ra làn gió mới cho công chúng thưởng thức âm nhạc.
Tuy nhiên, nhìn từ thực tế những MV đã được sản xuất bởi AI thời gian qua cũng đặt ra không ít vấn đề về chất lượng nghệ thuật và mức độ “chạm” tới cảm xúc của người xem. Nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng AI có thể làm thiếu đi sự tinh tế và cảm xúc chân thực chỉ con người mới có thể mang lại.
Không chỉ về mặt kỹ thuật, ứng dụng AI để sản xuất MV còn đặt ra thách thức về bản quyền. Nguyên tắc hoạt động của AI là tổng hợp, phân tích để tạo các sản phẩm (hình ảnh, tranh vẽ, nội dung…) theo yêu cầu của người dùng. Quá trình tổng hợp, phân tích dựa trên các sản phẩm có sẵn, do đó, hoàn toàn có khả năng AI sử dụng hình ảnh của một tác giả nào đó mà chưa có sự cho phép. Từ đây đặt ra những vấn đề quan ngại liên quan đến bản quyền tác phẩm nghệ thuật.
Để sản xuất một video ca nhạc nhờ AI thật sự sống động, chân thực, chinh phục được cảm xúc của người xem và tránh được vi phạm bản quyền mỗi nghệ sĩ cần cân nhắc đến nhiều yếu tố. Quan trọng hơn, để chạm tới trái tim và cảm xúc của công chúng, một tác phẩm cũng cần được sáng tạo từ chính trái tim, cảm xúc, tài năng và sự khổ luyện người nghệ sĩ. Có như vậy, tác phẩm đó mới có thể ở lại lâu dài trong lòng công chúng.
Và thiết nghĩ không nhất thiết mỗi sáng tạo nghệ thuật đều phải gắn công nghệ như một trào lưu có tính nhất thời để chiều theo thị hiếu của một bộ phận công chúng mà công nghệ chỉ nên là yếu tố hỗ trợ, để cùng với nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm hoàn chỉnh, chất lượng, đồng thời vẫn giúp nghệ sĩ thể hiện được tài năng và không ngừng thăng hoa.