Hành trình hiếm có của “Mặt trăng mini”
Tiểu hành tinh này được phát hiện vào ngày 7/8, mang kích thước tương đương một chiếc xe buýt, đã bị hút vào quỹ đạo Trái đất từ ngày 29/9. Với tốc độ di chuyển khoảng 3.540 km/h vật thể này nằm trong quỹ đạo tạm thời của Trái đất cho đến ngày 25/11 trước khi chịu tác động lực hút mạnh mẽ từ Mặt trời.
Theo cơ quan NASA, tiểu hành tinh này thuộc vành đai tiểu hành tinh Arjuna, nơi chứa những vật thể có quỹ đạo tương đồng với Trái đất. Giáo sư Carlos de la Fuente Marcos từ Đại học Complutense Madrid nhận định: “Đây là một sự kiện đặc biệt khi các tiểu hành tinh tại Arjuna có thể đến gần Trái đất và bị lực từ trường hút vào quỹ đạo tạm thời, tạo nên hiện tượng ‘Mặt trăng mini’.”
Cơ hội nghiên cứu từ “Mặt trăng mini”
Các nhà khoa học cho biết, tiểu hành tinh này có thể xuất phát từ một cú va chạm thiên thạch trên Mặt trăng và quay trở lại quỹ đạo Mặt trời sau khi rời khỏi quỹ đạo Trái đất. NASA đã triển khai radar để theo dõi hành trình của vật thể, từ đó cung cấp thêm thông tin về khả năng tương tác giữa lực hấp dẫn của Trái đất và các tiểu hành tinh nhỏ.
Trước đó, sự kiện tương tự đã từng xảy ra vào năm 1981 và 2022. Dự kiến, tiểu hành tinh này sẽ quay lại gần Trái đất vào năm 2055. Đây là cơ hội để các nhà khoa học tìm hiểu thêm về những vật thể vũ trụ nhỏ, cách chúng di chuyển và khả năng tác động đến Trái đất.